Sơ kỳ và Trung kỳ Trung Cổ Thuật chiêu hồn

Nhiều văn sĩ thời Trung Cổ tin rằng sự phục sinh thực sự cần phải có sự trợ giúp của Thiên Chúa. Họ coi việc thực hành thuật chiêu hồn giống như việc gọi ra những con quỷ dữ đội lốt linh hồn. Việc thực hành này được biết đến rõ ràng là maleficium, và Giáo hội Công giáo đã lên án nó.[21] Mặc dù những người thực hành thuật chiêu hồn đều có nhiều điểm chung, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy các chiêu hồn sư từng tập hợp thành một tổ chức. Những người thực hành thuật chiêu hồn có điểm chung là thường sử dụng một số loại cây độc hại và gây ảo giác thuộc họ Cà như hyoscyamus niger, cà độc dược lùn, atropa belladonna, mandrake, thường là trong các loại thuốc mỡ ma thuật hoặc potion.[22]

Thuật chiêu hồn thời Trung Cổ được cho là sự tổng hợp giữa ma thuật trung giới chịu ảnh hưởng từ Ả Rập và phép trừ tà bắt nguồn từ giáo lý Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo. Ảnh hưởng từ Ả Rập thể hiện rõ ràng trong các nghi lễ liên quan đến pha Mặt Trăng, vị trí Mặt Trời, ngày và giờ. Hun trùng và chôn cất di ảnh cũng được tìm thấy trong cả ma thuật trung giới và thuật chiêu hồn. Ảnh hưởng của Cơ Đốc và Do Thái xuất hiện trong các biểu tượng và công thức gọi hồn được sử dụng trong các nghi lễ triệu hồi.[23]

Người thực hành thường là thành viên của giới tăng lữ Cơ Đốc, dù vậy vẫn có một số trường hợp được ghi nhận không phải thành viên thuộc tăng lữ. Trong một số trường hợp chỉ đơn thuần là tập sự hoặc những người được phong chức tập tành hành nghề. Họ có niềm tin vào việc thao túng linh thể – đặc biệt là ác quỷ – và thực hành phép thuật. Những người thực hành này thường biết chữ nghĩa và có học hành đàng hoàng. Hầu hết bọn họ đều có kiến thức cơ bản về trừ tà và có điều kiện tiếp cận với văn tự về chiêm tinh họcquỷ học. Đào tạo tăng lữ là ngành giáo dục đại học hiếm và không chính thức. Phần lớn đều đào tạo theo kiểu học nghề và đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản về tiếng Latinh, nghi lễ và giáo lý. Nền giáo dục này không phải lúc nào cũng ràng buộc với sự hướng dẫn thực linh và các lớp giáo lý hầu như không tồn tại. Bối cảnh này cho phép các tăng lữ có tham vọng kết hợp cả nghi thức Cơ Đốc giáo với thực hành thần bí bất chấp việc điều này bị lên án trong giáo lý Cơ Đốc.[24]

Người thực hành thời Trung Cổ tin rằng họ có thể thực hiện được 3 điều với thuật chiêu hồn: thao túng ý chí, ảo tưởng, và tri thức:

  • Thao túng ý chí tác động đến tâm trí và ý chí của người, động vật hoặc linh hồn khác. Ác quỷ được triệu hồi để gây nhiều phiền não cho người khác, bao gồm "khiến cho họ phát điên, kích động tình yêu và hận thù trong họ, để chiếm được cảm tình của họ, hoặc buộc họ phải thực hiện hoặc không thực hiện một vài việc."[25]
  • Ảo tưởng bao gồm việc hồi sinh người chết hoặc gọi ra thức ăn, trò tiêu khiển, hoặc một phương thức vận chuyển.
  • Kiến thức được cho là có thể lĩnh hội khi ác quỷ cung cấp thông tin về nhiều điều khác nhau. Thông tin mà quỷ cung cấp có thể giúp xác định tội phạm, tìm kiếm đồ vật nào đó, hoặc tiết lộ sự kiện xảy ra trong tương lai.

Hành động thực hiện thuật chiêu hồn thời Trung Cổ thường đòi hỏi vòng tròn ma thuật, gọi hồn và hiến tế, chẳng hạn như qua những gì mà Liber incantationum, exorcismorum et fascinationum variarum đề cập:

  • Vòng tròn thường được kẻ trên mặt đất, mặc dù đôi lúc cũng kẻ trên miếng vải hoặc giấy da. Nhiều vật thể, hình dạng, biểu tượng, và chữ cái khác nhau có thể được vẽ hoặc đặt bên trong vòng tròn để thể hiện sự hòa trộn giữa các ý niệm Cơ Đốc giáo với thần bí học. Vòng tròn được tin là có khả năng trao quyền hoặc bảo vệ những gì chứa bên trong, bao gồm việc bảo vệ chiêu hồn sư khỏi ác quỷ được gọi lên.
  • Gọi hồn là phương pháp giao tiếp với ác quỷ để đưa chúng vào thế giới vật chất. Phương pháp này thường sử dụng sức mạnh của ngôn từ và tư thế đứng đặc biệt để gọi quỷ và thường kết hợp với lời cầu nguyện sử dụng trong Cơ Đốc giáo hoặc những câu trong Kinh Thánh. Gọi hồn có thể lặp đi lặp lại liên tiếp hoặc theo các chỉ dẫn khác nhau cho tới khi triệu hồi thành công.
  • Hiến tế là cái giá phải trả cho việc triệu hồi. Mặc dù phương pháp này có thể đòi hỏi nhục thể của con người hoặc động vật, nhưng đôi khi chỉ đơn giản là cúng tế một đồ vật nào đó. Hướng dẫn cách để kiếm được những món đồ này thường cụ thể. Thời gian, địa điểm và phương pháp thu thập món đồ để hiến tế cũng đóng vai trò quan trọng trong nghi lễ.[26]

Herbert Stanley Redgrove tuyên bố chiêu hồn là một trong ba nhánh chính của ma thuật nghi lễ thời trung cổ, cùng với ma thuật đenma thuật trắng.[27] Sự phân loại này trái ngược với phân loại đương thời, khi thường quy kết "nigromancy" ("kiến thức đen") với "necromancy" ("kiến thức chết").

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuật chiêu hồn http://www.merriam-webster.com/dictionary/Necroman... http://www.merriam-webster.com/dictionary/necroman... http://oed.com/view/Entry/125700 http://oxforddictionaries.com/definition/necromanc... http://www.mechon-mamre.org/p/pt/pt08a28.htm#3 http://www.newadvent.org/cathen/10735a.htm http://en.wikisource.org/wiki/Metamorphoses_(tr._G... http://en.wikisource.org/wiki/The_Notebooks_of_Leo... //www.worldcat.org/oclc/22318758 //www.worldcat.org/oclc/25019974